Một câu truyện về làm việc NHÓM

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 11/19/2013 - Số lượt đọc: 8945

LÀM VIỆC NHÓM

Bạn đã bao giờ nghe một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop: "Bụng và các Bộ Phận"? Truyện kể rằng:

"Một ngày nọ các Bộ Phận trên Cơ Thể cho rằng họ phải làm việc vất vả suốt ngày trong khi Bụng thì được hưởng toàn bộ thức ăn. Thế là chúng bèn tổ chức một cuộc họp, và sau một hồi bàn bạc, chúng quyết định sẽ không làm việc cho đến khi Bụng đồng ý chia sẻ công việc với chúng. Thế là suốt mất ngày liền, Tay từ chối lấy thức ăn, Miệng không chịu ăn và Răng vì thế cũng chẳng có việc gì để làm. Nhưng chỉ sau vài ngày, các Bộ Phận bắt đầu cảm thấy chính mình lại không hoạt động được tốt nữa. Tay gần như không cử động nổi, Miệng lúc nào cũng khô và nứt nẻ, còn Chân thậm chí còn đứng không vững để nâng đỡ cả bọn. Do đó chúng bắt đầu nhận ra rằng Bụng cũng đang đóng góp vai trò quan trọng cho Cơ Thể theo cách nhàn hạ, lặng lẽ của nó và chúng cần hợp sức làm việc cùng nhau nếu không Cơ Thể sẽ không thể tồn tại."


Khi chúng ta không hiểu được tầm quan trọng của mỗi người trong một nhóm, động lực của nhóm làm việc sẽ đi xuống. Hiểu được cách mỗi cá nhân phản ứng lại các mâu thuẫn có thể giúp ngăn chặn sự căng thẳng có thể làm giảm động lực nhóm. Cách đơn giản nhất để khám phá những thông tin quan trọng này là sử dụng các bài đánh giá. Giống như câu chuyện ở trên, việc hiểu được rằng mỗi người có những kỹ năngxu hướng hành vi và tính cách khác nhau là chìa khoá cho một động lực nhóm thành công và xây dựng nhóm hiệu quả.

Động lực của nhóm làm việc rất phức tạp bởi vì mỗi người đem đến một loại kỹ năng khác nhau cho nhóm. Có người sẽ làm việc với năng suất cao, có người sẽ giải quyết các mâu thuẫn tốt hơn, có người thường đề xuất các sáng kiến, hoặc có người lại sở trường về giải quyết các vấn đề. Khi nhóm hiểu rõ những kỹ năng của mỗi người là gì, họ sẽ thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ cá nhân đó. Hiểu rõ mỗi con người trong nhóm sẽ đem các thành viên của nhóm lại gần hơn với nhau.

 Trong động lực nhóm, mỗi người lại có xu hướng hành vi khác nhau. Ngay từ khi sinh ra bạn đã phải bắt đầu học cách cư xử. Thường thì hiếm khi có 2 thành viên nhóm có cùng nền tảng và cách giáo dục của gia đình nên họ có thể có những giá trị, niềm tin và quy tắc xã hội khác nhau. Những xu hướng hành vi khác nhau cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm. Một lần nữa, biết và hiểu về cách ứng xử của các thành viên trong nhóm sẽ giúp nhóm hỗ trợ các cá nhân tốt hơn cũng như tăng cường sự đối thoại trong nhóm.

 

Cuối cùng, tính cách đóng vai trò quan trọng trong động lực của nhóm. Không ai có tính cách giống nhau. Tính cách của bạn được hình thành từ những suy nghĩ, sự cảm nhận và cách cư xử của bạn. Đó là lý do vì sao nó là độc nhất vô nhị. Các thành viên nhóm có thể hiểu lầm chức năng của thành viên khác nếu họ không hiểu được tính cách của các cá nhân. Một người có thể sẽ vốn là người dè dặt, im lặng hoặc điềm đạm trong khi những người khác có thể cho rằng người đó lãnh đạm hoặc lười nhác. Trong thực tế không phải như vậy. Đó là lý do vì sao việc tìm hiểu tính cách của mỗi cá nhân là rất quan trọng.

 

ĐỐI TÁC

Hình ảnh

Nhà nhỏ xinh
BẤT ĐỘNG SẢN

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 1871716
Đang online: 23